So Sánh Bảo Hiểm Nhân Thọ & Ngân Hàng: Khác Nhau Đến 90%

Những năm gần đây, ngành Bảo hiểm Nhân thọ (BHNT) càng lúc càng phát triển về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của khách hàng, kéo theo một lượng lớn tiền vốn dịch chuyển từ kênh Ngân hàng (NH) vào kênh BHNT.

Dù NH và BHNT là khác nhau hoàn toàn nên mọi sự so sánh đều sẽ rất khập khiễng. Tuy nhiên, có rất nhiều người quan tâm và đặt ra câu hỏi này, nên để giải đáp thắc mắc, trong nội dung bài viết này chúng ta sẽ “cố gắng” phân biệt sự giống và khác nhau giữa 2 tổ chức tài chính này.

I. Điểm giống nhau

Thành thật mà nói, trên quan điểm của người làm việc lâu năm trong ngành tài chính, thì NH và BHNT chỉ giống nhau ở mỗi việc…đưa tiền cho 1 người khác giữ giùm (!!).

Gửi tiết kiệm ở NH, là bạn đem tiền đưa cho NH giữ (đương nhiên). Thì đóng phí BHNT cũng vậy, bạn cũng đưa tiền cho công ty BHNT giữ giùm.

Còn 1 điểm chung nữa là cả NH và BHNT đều có lãi suất sinh lời. Đây gọi là chức năng huy động vốn.

Điểm giống thì chỉ có vậy, còn điểm khác thì rất nhiều.

II. Điểm khác nhau

Như đã chia sẻ, NH và BHNT chỉ giống nhau mỗi việc huy động vốn. Còn mục đích, vai trò, lợi ích, ý nghĩa của 2 tổ chức tài chính này là khác nhau hoàn toàn. Để hiểu rõ, chúng ta cùng đi sâu vào sự khác nhau ở từng khía cạnh.

1. Khác về quyền lợi

NH có rất nhiều chức năng khác nhau như huy động vốn, cho vay, sản phẩm thẻ…Tuy nhiên, để đơn giản hóa vấn đề, trong nội dung bài viết này chúng ta chỉ xét đến chức năng huy động vốn của NH.

NH là kênh đầu tư sinh lời an toàn và tạo ra thu nhập thụ động cho người gửi tiền. Bạn gửi tiền ở NH thì mục tiêu là mỗi tháng sẽ nhận được 1 khoản tiền lời. Bạn sử dụng tiền lời này để mua sắm, chi tiêu…

BHNT, dù cũng là huy động vốn, nhưng mục đích hàng đầu là để bảo vệ tài chính, còn lãi suất sinh lời của BHNT chỉ là phụ. BHNT vẫn có lãi suất, nhưng tiền lãi và gốc chỉ có thể lấy được vào lúc đáo hạn hợp đồng, gọi là lấy Giá trị hoàn lại.

Để hiểu bảo vệ tài chính là gì, BHNT có lợi ích cụ thể là gì, bạn xem thêm tại đây.

BHNT không phải là kênh đầu tư. Người ta đầu tư vào vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại hối…nhưng chưa bao giờ có thuật ngữ nào gọi là đầu tư vào bảo hiểm.

BHNT & NH không phải là 2 tổ chức đối nghịch với nhau. Không phải là có bao nhiêu tiền tiết kiệm thì dồn hết để mua bảo hiểm, cũng không nên đem hết tiền gửi vào NH. Kế hoạch tài chính trọn vẹn nhất là nên chia tiền ra theo tỷ lệ hợp lý, 1 phần tham gia BHNT, 1 phần khác gửi NH.

Bảng sau đây so sánh quyền lợi của việc gửi tiết kiệm và tham gia hợp đồng BHNT: giả sử với 1,5 triệu/tháng thì đem gửi NH và đem đóng phí BHNT sẽ khác nhau về lợi ích như thế nào.

 Bảo hiểm Nhân thọNgân hàng
Rủi ro tử vong xảy ra1 tỷ đồng0 đồng
Rủi ro tai nạn xảy raHỗ trợ theo tỷ lệ thương tật, tối đa 200 triệu đồng0 đồng
Rủi ro bệnh hiểm nghèo200 triệu đồng0 đồng
Chi phí nhập việnThanh toán 100% viện phí, tối đa 500 triệu đồng0 đồng
Đáo hạn (15 năm)350 triệu đồng350 triệu đồng
Tính linh hoạtPhải tham gia đến khi đáo hạn (15 năm)Có thể rút bất kì lúc nào

Để xem thêm về việc có nên mua BHNT hay không, đọc thêm bài viết này.

2. Khác về hình thức gửi tiền

Khi chọn gửi tiền ở NH, bạn có quyền quyết định thời hạn tiền gửi, ví dụ như chọn gửi với lãi suất có kỳ hạn thì tiền lãi sẽ nhiều hơn so với gửi tiền lãi suất không kỳ hạn (muốn rút lúc nào thì rút). Vậy gửi tiết kiệm NH cho phép bạn linh động thời hạn tiền gửi.

Nhưng đối với BHNT, thời hạn hợp đồng ngắn nhất là 10 năm. Nghĩa là một khi bạn đã ký hợp đồng thì bắt buộc phải tham gia cho đến lúc đáo hạn thì mới được rút Giá trị hoàn lại.

Đọc thêm: Tại Sao Rút Tiền Từ BHNT Không Dễ Như Ngân Hàng?

Chính vì vậy nên người ta thường chia tỷ lệ tiền tham gia BHNT là từ 20% đến 30% so với tổng số tiền nhàn rỗi mỗi tháng, mục tiêu là để phí đóng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ: thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng, sau khi trừ đi mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống,…bạn còn dư 10 triệu/tháng; vậy nghĩa là bạn có thể tham gia BHNT với hợp đồng có mức phí vào khoảng từ 2 đến 4 triệu mỗi tháng, tiền dư ra bạn có thể đem gửi NH. Như vậy, bạn không phải cảm thấy nặng nề mỗi khi đến hạn đóng phí.

Bên cạnh đó, dù thời hạn hợp đồng BHNT là dài, nhưng công ty vẫn có các chính sách hỗ trợ khi tài chính của bạn bị giảm sút. Ví dụ như cho phép tăng/giảm phí đóng, cho phép đóng trễ, cho bảo lưu…

Đọc thêm: Kinh Nghiệm Chọn Hợp Đồng BHNT

III. Kết luận

Cần hiểu rằng BHNT và NH là khác nhau hoàn toàn, mỗi dịch vụ có ý nghĩa và vai trò khác nhau. Nếu như NH là kênh đầu tư an toàn thì BHNT là kênh bảo hiểm tài chính. Giống như trong 1 đội bóng đá, có hàng tấn công như tiền đạo, tiền vệ… thì phải có hàng phòng thủ như hậu vệ, thủ môn…Tương tự, BHNT giúp bạn bảo vệ đồng tiền mồ hôi nước mắt khi rủi ro không may xảy ra.

Bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn bảo hiểm nhân thọ?

Hãy nhập đầy đủ thông tin vào mẫu bên dưới và nhấn nút Gửi Yêu Cầu Tư Vấn. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn gói Bảo Hiểm Nhân Thọ tốt nhất.

Form bottom post
Sending
5/5 - (1 vote)